Người Họ Dương Thanh Hoá phát huy giá trị của cây tre, cây nứa giữ lửa nghề đan cót

Là vùng đất với những rặng tre, nứa xanh bạt ngàn, người dân Họ Dương làng giàng nay là phường Thiệu Dương, TP Thanh Hoá, nói riêng và bà con Họ Dương tỉnh Thanh Hoá nói chung, đã tận dụng những gì sẵn có để tạo nên những sản phẩm độc đáo từ những thanh nan tre, nứa đơn sơ. Với những bàn tay khéo léo, người dân Họ Dương tỉnh Thanh Hoá đã đưa tre, nứa Việt Nam vươn ra thế giới thông qua những sản phẩm đặc trưng.

Đến Thanh Hoá bắt gặp người Họ Dương vào những ngày nắng, không khó để bắt gặp hình ảnh những cuộn cót vàng óng được phơi trên khắp các đường làng ngõ xóm. Sản phẩm cót của làng giàng bà con Họ Dương từ lâu đã nổi tiếng xa gần bởi sự bền chắc, có nhiều công dụng khác nhau. Để làm được cót, bà con Họ Dương phải lựa chọn những cây tre, nứa được trồng từ 2-3 năm để chẻ nan. Người thợ phải khéo léo chẻ sao cho những thanh nan mỏng như lá lúa. Trước khi được dùng để đan cót, nan tre sẽ trải qua các công đoạn như ngâm nước, vớt ra đem phơi từ 1 đến 2 nắng.

Thường trực Hội đồng Họ Dương tỉnh Thanh Hoá thăm gia đình ông Dương Bá Thắng nhiều năm truyền thống nghề đan cót

Nghề đan cót vốn được xem là nghề phụ của bà con Họ Dương Thanh Hoá, tranh thủ lúc nông nhàn hoặc hễ có thời gian rảnh rỗi, bà con sẽ tranh thủ để làm cót. Tại những gia đình Họ Dương rộng rãi, mọi người kéo đến ngồi cùng đan và trò chuyện vui vẻ, tạo thành nơi sinh hoạt cộng đồng, gắn kết.

Gia đình ông Dương Bá Thắng, bà Nguyễn Thị Thành, cho biết, trước đây nghề đan cót mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con Họ Dương. Còn hiện nay, người trẻ đi làm tại các công ty, nhà máy, lương ổn định, chẳng ai còn thiết tha gì với nghề này. Chỉ còn lại người già và trẻ con tận dụng thời gian rỗi ngồi đan cót để kiếm thêm thu nhập và nối tiếp truyền thống nghề đan cót.

Bà Dương Thị Phương đang chăm chỉ lồng đan từng tấm nan cót

Bà Dương Thị Phương, đã có nhiều năm làm nghề đan cót, đôi tay bà đã nhiều lần tứa máu vì bị nan cứa vào, thậm chí dao cắt phải tay, cho biết: “Yêu cầu của nghề này là vừa khéo léo, lại vừa nhanh tay tránh bị nứa cứa”. Nhờ có nghề này, bà đã nuôi dạy con cái ăn học, có nghề nghiệp ổn định. Giờ đây, khi cuộc sống đã có phần dư dật, nhiều lần bà muốn bỏ nghề, nhưng rồi không làm lại buồn tay buồn chân nên vẫn duy trì. Theo tìm hiểu, một tấm cót có diện tích 3,1m2, trong khi đó người lao động một ngày làm được từ 2 – 3 tấm, với mức thu nhập bèo bọt 48.000đ/tấm cót.

Bà Dương Thị Ninh đang là những người Họ Dương giữ nghề cót tỉnh Thanh Hoá

Năm nay đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng bà Dương Thị Ninh, vẫn rất minh mẫn, nhanh nhẹn, đôi mắt vẫn rất tinh anh. Vừa chẻ nan, bà vừa kể: “Nghề cót từng là nghề mang lại “cơm áo, gạo tiền”, có hộ giàu lên từ nghề đan cót, song đến nay chỉ còn ít hộ làm, có chăng chỉ tranh thủ lúc thời gian nhàn rỗi, chứ trông chờ vào mấy tấm cót này chắc không đủ ăn. Thường thì các hộ trong khu phố chủ yếu là các bà, các mẹ trong độ tuổi trung niên lấy nứa từ chủ cơ sở thu mua về làm, trung bình từ 1 – 2 tuần mới xong được 50kg nứa giao khoán, thu nhập chỉ dao động từ 200.000 – 300.000 đồng.

Bà Dương Thị Lượt đang là những người Họ Dương giữ nghề cót tỉnh Thanh Hoá

Ghé thăm cơ sở thu mua của gia đình ông Dương Khắc Dũng, ông cho biết với mong muốn lưu giữ và khôi phục lại nghề truyền thống cho người dân, ông đã lặn lội khắp nơi trong tỉnh để tìm nguồn nguyên liệu và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước để tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cót làng. Đến nay, cơ sở của gia đình ông đã tìm được thị trường xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia và các nước châu Âu, do đó ông đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm cót ép cho người dân. Mỗi năm, xưởng của gia đình ông Dũng xuất  đi từ 20.000 đến 30.000 tấm cót, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 300 đến 350 triệu đồng/năm. Hiện tại, nghề đan cót thu hút khoảng 120 lao động, thu nhập khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Nếu nguồn nguyên liệu và thị trường ổn định có thể số lượng lao động bám trụ với nghề sẽ nhiều hơn”.

Ông Dương Khắc Dũng chủ cơ sở sản xuất cót lớn đang say sưa chẻ nan

Ông Dương Khắc Dũng, một trong những cơ sở sản xuất cót, anh Dũng tâm sự: “Gia đình ông đã có 4 đời theo nghề làm cót. Mỗi năm cơ sở của gia đình tôi tiêu thụ hơn 2 vạn lá cót, thu nhập hơn 200 triệu đồng”.

Ông Dương Khắc Thành chia sẻ, trước kia bà con Họ Dương nhiều hộ còn thu mua và bao tiêu sản phẩm giống mình, nhưng đến nay trong tỉnh chỉ còn mỗi gia đình ông còn duy trì. Ngoài bao tiêu sản phẩm cho 200 hộ dân về làm, ông phải đầu tư nguồn vốn hàng trăm triệu đồng để mua nguyên liệu vầu, nứa, luồng từ các huyện miền núi Quang Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân đưa về cho bà con làm, mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 đến 400 tấn nguyên liệu. Ông đã lặn lội từ Nam ra Bắc, ngược xuôi, ngày đêm trăn trở cùng nghề. Đến nay, cơ sở của gia đình thu hút trên 200 hộ dân, rải rác ở trong tỉnh, chủ yếu ông giao khoán tại nhà cho các bà con tự làm, bình quân sản phẩm làm ra trên 10 vạn tấm/tháng. Với tâm huyết giữ nghề của mình, ông vẫn cần mẫn với công việc, những sản phẩm làm ra của các hộ dân, ông Thành thu mua rồi đưa ra Hà Nội, sau đó xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.

Ông Dương Khắc Thành đang kiểm tra mang cót của bà con Họ Dương Thanh Hoá mang tới nhập

Bà Dương Thị Định cho biết: Để tạo ra một tấm cót ưng ý, đẹp, đúng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu, thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, cũng như sự khéo léo. Sản phẩm đẹp phải được lựa chọn tỉ mỉ ngay từ khâu lựa nguyên liệu. Các công đoạn để cho ra một sản phẩm măng cót cũng khá cầu kỳ. Đầu tiên, người ta phải chọn loại nứa, vầu bánh tẻ, không được non, cũng không được già, dụng cụ chặt nứa là con dao rựa sắc. Tiếp đến, người dân dùng một con dao cau (dao lá bài) chẻ nan, nan chẻ xong được đem phơi khô để chỗ cao ráo, thoáng mát.

Bà Dương Thị Định đang đan măng cót

Những nan đưa vào đan cót cũng lại phải lựa chọn lại một lần nữa, nan nào hỏng, không đều thì bỏ. Tấm nan cót được đan xong với kích thước trung bình dài từ 3 mét, rộng 1 mét đến 1,2 mét. Sau đó đem thì sấy, phơi khô. Nếu gặp những ngày âm u, mưa thì cót rất dễ bị mốc, tấm cót sẽ bị thâm, không trắng và hàng sẽ bị loại.

Ông Dương Khắc Lý đang đan măng cót

Ông Dương Khắc Lý hồi nhớ: “Nghề đan cót trước kia nổi tiếng khắp vùng quê, người từ nơi xa đến mua đông nườm nượp, chính vì thế người thợ đan cót có nguồn thu nhập ổn định, con cái được đầu tư học hành.

Bà con Họ Dương tỉnh Thanh Hoá vốn có lịch sử phát triển lâu đời ven bờ sông Mã, nghề đan lát tại đây tồn tại từ rất lâu, nếu trước kia từ những năm 1960 là phát triển thịnh vượng các sản phẩm chủ yếu là cót, nan, rổ, rá, thúng, mủng nhưng cót mới là mặt hàng sản xuất nhiều, nổi tiếng nhất.

Dương Tùng

 

 

About Ban Thông tin truyền thông

View all posts by Ban Thông tin truyền thông →