Phát triển kinh tế

Ông Dương Văn Tâm: Say mê với nghề đúc chậu

Tình cờ bén duyên với nghề làm chậu kiểng, ông Dương Văn Tâm, trú tại Tổ dân phố Liên Vinh, phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá không chỉ tạo ra thu nhập cho gia đình mà còn thỏa mãn đam mê của bản thân.  

Niềm đam mê chậu kiểng của ông Dương Văn Tâm bắt đầu cách đây nhiều năm. Lúc đó, ông là người mê cây cảnh với những dáng, thế độc đáo. Ông Dương Tâm nói ngắm cây tất nhiên phải ngắm luôn chậu. Vì thế giới chơi cây cảnh luôn tìm kiếm chậu phù hợp, từ đó nâng thêm giá trị và vẻ đẹp cho cây.

Cuối năm 2020, ông Dương Văn Tâm đúc thử chiếc chậu đầu tay. Thành công ngay lần đầu tiên đúc chậu giúp ông vững bước, mạnh dạn cho ra đời thêm nhiều sản phẩm. Chậu được ông đúc bền, đẹp, gia công kỹ lưỡng, giá cả cạnh tranh. Vì thế, chậu cảnh làm ra ngày càng được giới trồng cây ưa chuộng. Chỉ trong một năm, từ vài khuôn đúc chậu, đến nay ông đã sở hữu hơn nhiều khuôn đúc với nhiều mẫu mã khác nhau.

Nghề đúc chậu không kén độ tuổi. Tuy thế, công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo và sức vóc. Có chiếc chậu chỉ 10kg nhưng cũng có chậu lên đến 7 tạ. Ông Dương Văn Tâm cho biết, tai nạn nghề nghiệp dễ xảy ra vì chậu nặng, khi tháo dỡ, di chuyển đòi hỏi sức khỏe và khéo léo. Vì thế, phần đông thợ đúc chậu đều là nam giới, vô cùng cẩn thận và yêu nghề. Ba loại khuôn đúc thường được dùng trong nghề đó là nhựa ABS, composite và nhựa silicon. Mỗi loại có ưu nhược điểm và giá thành riêng. Về khuôn silicon, độ bền cao, dễ ốp chậu và hoa văn sắc sảo là ưu điểm lớn. Tuy nhiên loại khuôn này phải có máy tạo rung để tránh chậu bị rỗ. Ngược lại, tuy hoa văn không tinh tế bằng, giá thành là ưu điểm lớn của nhựa ABS và composite. Vì vậy, anh ông Dương Văn Tâm sử dụng đa dạng các loại chậu, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Khuôn đúc chậu thường được thiết kế gồm lòng trong và vỏ khuôn. Ngoài sự hỗ trợ của máy móc, đôi tay tài ba của người thợ phải thật khéo léo để mỗi khuôn đúc cho ra sản phẩm ưng ý nhất. Vì thế, dù nhiều quy trình như ráp khuôn, đổ hồ (hỗn hợp cát, nước, xi măng), lấy lòng trong, tháo khuôn, gia công sản phẩm. Mỗi công đoạn đều được ông đúc chậu và cẩn trọng tối đa. Trong đó, độ bền của chậu là điều được ông Dương Văn Tâm coi trọng nhất.

Gia cố sắt, tỉlệ pha trộn hồ và thời gian chờ khô là nhân tố chính quyết định độ bền chậu. Ông Dương Văn Tâm cho biết: “Trung bình mỗi chiếc chậu mất từ 2 – 3 tiếng để chờ khô hồ. Nếu sau thời gian đó, việc lấy lòng trong của khuôn ra rất khó, dễ hư hao. Đó cũng là “thời gian vàng” với những người thợ trong nghề đúc chậu như chúng tôi, từ đó tạo ra sản phẩm uy tín, chất lượng”.

Bỏ thời gian, công sức để theo đuổi đam mê, ông Dương Văn Tâm không ngừng sáng tạo để việc đúc chậu trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, ông đã tạo ra thành lòng trong bằng sắt cho những chiếc chậu kiểng. Lòng trong này có tay cầm chắc chắn, dễ sử dụng.

Mỗi tháng, ông ông Dương Văn Tâm, đúc gần 200 sản phẩm chậu cảnh các loại, một chậu bán ra với giá cao nhất 500.000 đồng/1 chậu, rẻ nhất là 100.000 đồng/1chậu. Tận dụng thời gian eo hẹp, ông Dương Văn Tâm không chỉ tạo nên mô hình mới tại địa phương mà còn giúp ông có thêm việc làm và thu nhập chính đáng cho bản thân.

Dương Tùng

Họ Dương Thanh Hóa