Nhiều vấn đề được đặt ra tại Hội nghị về Phát triển Kinh tế
Nhằm tiếp nối thành công Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam khóa VIII nhiệm kỳ 2023–2028, và kịp thời triển khai các hoạt động trong phiên họp thứ nhất Hội đồng Họ Dương Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028, Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về Phát triển Kinh tế Họ Dương Việt Nam năm 2023 vào chiều ngày 11/2 vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc.
Hội nghị là sự kiện thuộc chương trình Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2023 tại Bắc Ninh. Đây là sự kiện nhận được nhiều sự quan tâm đón nhận của các thành viên trong Dòng tộc. Riêng buổi Hội nghị Phát triển kinh tế với các nội dung liên quan những thông tin về kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đã đón tiếp gần 200 đại biểu là các khách mời trang trọng, các doanh nghiệp, doanh nhân Họ Dương đến từ mọi miền của Tổ quốc. Với tinh thần học hỏi, sự kỳ vọng được chia sẻ các thông tin, kiến thức bổ ích.
Những cơ hội và thách thức phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay
Đây chính là chủ đề được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên (nguyên thành viên tổ tư vấn Thủ Tướng, Uỷ viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) đảm nhận vai trò là diễn giả. Với kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc vốn có, ông đã có phần chia sẻ xoay quanh chuyện cơ hội và thách thức.
Ông Đình Thiên nhận định chung về kinh tế vĩ mô ở thế giới lẫn Việt Nam rằng: Phải nhìn nhận thẳng từ Bối cảnh kinh tế thế giới, xu thế và các vấn đề tồn đọng.
Kinh tế thế giới và Việt Nam tập trung vào một câu chuyện mang tính chất ngắn hạn nhưng nóng bỏng hiện nay. Ở một thời điểm mà ông Đình Thiên cho rằng cực kỳ biến động. Biến động ấy có hàm ý nghĩa vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với khí thế của Họ Dương, chúng ta có thể xác nhận được một điều: Thời điểm khó khăn nhưng đầy cơ hội. Nếu ta biết lật ngược tình thế thì cơ hội đầy ắp. Cơ hội sẽ đến bất ngờ mà ta chưa từng thấy, chớ không phải cơ hội tiến từng bước.
Trong thế giới hiện đại có nhiều việc đang xảy ra, nhưng tiến sĩ Thiên quy lại 3 nhóm: Xu hướng lớn, đặc trưng bản chất và cơn gió nghịch. Ông đã nêu ra 3 xu hướng lớn gồm: Thời đại số – Công nghệ cao; Toàn cầu hóa “nghịch” và Biến đổi khí hậu.
“Với Thời đại số – Công nghệ cao nhận định về một thời đại khác hẳn, khác thường. Loài người chuyển sang thời đại thay thế lao động chân tay đã cơn bản hoàn thành xong. Loài người hiện nay đang tiến bước vào thay đổi cả hoạt động, lao động trí óc, giúp con người nâng tầm. Kinh tế số, công nghệ cao giúp cho con người nâng trí tuệ lên vị thế mới” – ông Đình Thiên nêu vấn đề và cũng đã đưa ra thêm ví dụ khi gần đây khi ChatGPT đang làm thay cho con người một cách lạ thường. Thời đại số, công nghệ cao sẽ quyết định toàn bộ thực chất của sự phát triển của loài người trong giai đoạn tới. Rủi ro hay cơ hội đều nằm ở đó cả. Cái vô cùng rủi ro nhưng tràn đầy cơ hội – ông Thiên nhấn mạnh.
Về xu hướng toàn cầu hóa “nghịch” khi loài người đang kết lại với nhau nhưng trong xu thế phân cực, chia thành từng tuyến từng mảnh, chia thành từng nhóm lực lượng đối đầu nhau. Cho nên mới gọi là toàn cầu hóa “nghịch”, xung đột. Loài người kéo nó gần nhau hơn, liên kết với nhau mạnh mẽ hơn nhưng đồng thời xung đột cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Chính điều đó, bản chất cơ hội có, rủi ro cũng rất lớn.
Về biến đổi khí hậu mới thực sự là tai họa đối với loài người. Chúng ta đang lo về Covid, đang lo về đứt chuỗi cung ứng kinh doanh. Tuy nhiên phía sau mới kinh khủng hơn đó là chứng kiến suy thoái. Và sau suy thoái là biến đổi khí hậu. “Nhìn về xu hướng lớn là nhìn như vậy. Cái gọi là hành động để mà phát triển mang tính chất kinh doanh tầm chiến lược là căn cứ vào 3 xu hướng đó.
Ở 3 đặc trưng bản chất thì chúng ta có 3 điều bất: Bất thường, bất ổn và bất trắc. Không có gì lường trước được một cách rõ ràng. Từ bất thường sẽ sinh ra bất ổn. Trong làm ăn với thế bất ổn thì những người tài lắm, vô địch lắm mới làm. Vì họ có thể phản ứng linh hoạt. Và điều đó cũng đối diện với 3 cơn gió nghịch: Lạm phát tăng; Điều kiện tài chính xấu và tăng trưởng suy giảm.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng nêu ra tại sự kiện về việc nhìn lại các biến cố đặc trưng của năm 2022 vừa qua: Chiến tranh Nga – Ukraine; Khủng hoảng năng lượng và lương thực, lạm phát kỷ lục; Cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng trung ương. Mà cụ thể riêng việc đua lãi suất thì cố khoảng 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất trong năm nay. Bên cạnh đó là các biến động tỉ giá mạnh hiếm thấy, những pha trồi sụt của giá hàng hóa cơ bản. Ông cũng không quên gợi nhắc lại trạng thái tích hợp: Nỗi ám ảnh mang tên STAGFLATION. Cụ thể là trong hai năm 2020 – 2021, các công ty công nghệ đã sa thải khoảng 130.000 nhân sự. Nhưng chỉ riêng năm 2022, có 965 công ty công nghệ trên toàn cầu đã sa thải hơn 150.000 nhân viên.
Bên cạnh việc chia sẻ về “Những cơ hội và thách thức phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay.” Thì diễn giả Đình Thiên đã nhận định kinh tế thế giới năm 2023 với các yếu tố định hình nổi bật và nhìn chung là khó khăn. Nó không còn được ca ngợi tưng bừng vì liên quan đến số đơn hàng của nhiều công ty giảm thấp. Không có đơn hàng thì không có việc làm, không có việc làm thì không có thu nhập, mà không có thu nhập thì kinh tế xiêu vẹo. Đây là trạng thái hiện nay kinh tế ngấm đòn, đặc biệt là khu vực phía nam.
Ông Thiên cho biết thêm: Trong đó có 5 yếu tố định hình kinh tế thế giới ở năm 2023 và các năm tiếp theo gồm: Lãi suất; Biến động của kinh tế Trung Quốc; “Phi toàn cầu hóa” kinh tế thế giới; Chuyển đổi năng lượng; Can thiệp CP vào nền kinh tế.
Trên tinh thần đó, câu hỏi lớn đặt ra: Liệu rằng Kinh tế Việt Nam có chớp được thời cơ? Để trả lời cho nhận định này, ông Đình Thiên đã nêu ra các số liệu dẫn chứng về Xuất nhập khẩu và du lịch sẽ bùng nổ đến tầm nào. Khi khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 26% so với 2019. Tổng thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỉ đồng, vượt 23% kế hoạch năm 2022, đạt 66% so với 2019.
Năm 2022 cũng được coi là bùng nổ doanh nghiệp Việt Nam thì cứ 10 doanh nghiệp khởi nghiệp mới thì 8 doanh nghiệp ra đi. Nhưng nghịch lý ở chỗ 8 doanh nghiệp ra đi là 8 doanh nghiệp có đóng góp, có lao động, có việc làm, có đóng góp vào GDP nên doanh nghiệp “chết” là chết thật, ra đi là ra đi thật. Còn doanh nghiệp thành lập mới thì chưa có gì bảo đảm là thật cả. Chính vì lẽ đó, ta có thể thấy tuổi thọ của doanh nghiệp Việt Nam vô cùng thấp. Doanh nghiệp mà tuổi thọ ngắn quá thì cái được gọi là thực lực, là nỗ lực thì không có gì là mạnh. Chính phủ không thể chỉ quan tâm đến con số thành lập doanh nghiệp. Vì con số đó đơn giản, thô sơ, không có linh hồn để đánh giá vấn đề.
Việt Nam đang đứng trước nghịch lí phát triển, nghịch lý thành công. Cụ thể là nền kinh tế đang “rất tốt” – thế, đà, khát vọng – nhưng lại nghịch lý khi GDP tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp. Vậy kỳ tích ở đâu ra? Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định nhưng thị trường chứng khoán lao dốc với kỷ lục thế giới. Và cả nghịch lý “ổn định kinh tế vĩ mô”: Lạm phát thấp nhưng thị trường – doanh nghiệp – ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ vỡ trận thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chính thị trường chứng khoán năm 2022 đã đánh mất hầu hết thành quả đạt được năm 2021. Suy ra rằng: Kinh tế “tốt” nhưng khủng hoảng tâm lý (lòng tin) trong khi nền kinh tế “khát vốn” và nguy cơ nợ xấu.
Từ những chia sẻ của Tiến sĩ Đình Thiên, ông cũng đặt ra câu hỏi chung: Chúng ta đang kẹt ở đâu – các vấn đề cấu trúc. Theo đó, nền kinh tế lạm phát thấp (3,5%) nhưng lãi suất quá cao (15%)?; Nền kinh tế dồi dào tiền nhưng doanh nghiệp “khát” vốn; Năng lực điều hành vĩ mô và kiềm chế lạm phát của chính phủ được coi là vững vàng và nền kinh tế đang có “thế đà” nhưng bị “nghẽn mạch”? Từ đấy suy ra các vấn đề cấu trúc như sau:
Thứ nhất: Cấu trúc nền kinh tế “nhị nguyên”. Khi cấu trúc có một nửa là nền kinh tế FDI và một nửa là nền kinh tế nội địa. Hai nền kinh tế này cấu thành lại, động cơ học lại thành nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai: Quan niệm ổn định kinh tế vĩ mô – Nỗi sợ lạm phát.
Thứ ba: Cấu trúc thị trường méo mó và thiên lệch – thị trường đất đai, tài chính, tiền tệ và thị trường lao động.
Thứ tư: Hệ điều hành nền kinh tế thị trường: Xin – cho và hành chính, bị chi phối bởi tính chuyên nghiệp và trách nhiệm cá nhân.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên đã nêu ra thêm góc nhìn năm 2023 liệu nền kinh tế có tiếp tục thành công? Ông cho rằng: Vốn liếng 2023 chính là Đà – Thế nội địa; Mở cửa hội nhập quốc tế với 16FTAs. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế 2023 chủ yếu dựa vào “cổ xe tứ mã” với tầm quan trọng khác nhau của 4 trụ cột đó là: Đổi mới, đảm bảo đồng bộ thể chế và môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; Thúc đẩy tiêu dùng nội địa của thị trường gần 100 triệu dân; Giải ngân nhanh, vốn đầu tư công, tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và tính lan tỏa của nền kinh tế; Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, số hóa nền kinh tế, kinh tế tuần hoàn là động lực mới và là trụ cột cho những năm tới.
Khi được hỏi về giải pháp ngắn hạn và dài hạn thì ông Đình Thiên cũng đã đề ra chi tiết như sau:
Về ngắn hạn: Cần “giải phóng” đầu tư công; Dập tắt khủng hoảng tâm lý, khôi phục lòng tin. Không hình sự hóa các vụ án, cần tiếp cận kinh tế thị trường; Lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp – cho vay doanh nghiệp. “Chỉnh” nghị định 65 kéo dài điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp (của nghị định trước) thêm 1 năm, để nhà đầu tư không chuyên có thêm 1 năm tiếp tục đầu tư trái phiếu. Sau đó từ từ thu hẹp và gia hạn “đáo hạn” trái phiếu doanh nghiệp; Doanh nghiệp “vạn biến” thích ứng và “tự cứu”; Tìm kiếm thị trường mới; Tăng cường chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị; Tăng cường chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các diễn giả chia sẻ chi tiết về tình hình kinh tế vô cùng thiết thực. Tiếp đó, diễn giả – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (nguyên thành viên Tổ tư vấn tổ Thủ Tướng – nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Ông có những chia sẻ về môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam – những kỳ vọng cải thiện đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.
Tiến sĩ Đình Cung đã nêu lại những thay đổi căn bản về chủ trường, chính sách và vị thế của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và các bước nhảy vọt về quyền tự do kinh doanh. Ông Đình Cung chia sẻ rằng, kinh tế tư nhân đã phát triển vượt bậc với các con số ấn tượng: Khu vực kinh tế tư nhân gồm hộ kinh doanh và các doanh nghiệp (nhiều hộ kinh doanh và khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động) đã đóng góp khoảng hơn 50% GDP; Đóng góp khoảng 56% tổng đầu tư xã hội. Hầu hết mặt hàng kim ngạch xuất nhập khẩu (nội địa Việt Nam) là từ kinh tế tư nhân; tất cả khoảng 40 tỷ xuất khẩu nông sản, nông sản chế biến là của tư nhân; Tạo hơn 80% số việc làm cho người lao động; trong đó có gần 10 đồng lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân (trong số khoảng hơn 15 triệu). Chính những đóng góp ngày càng nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân hiện diện và hoạt động trên mọi vùng, miền của đất nước, kể cả vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân cũng có mặt và đóng góp quan trọng trong các ngành đặc trưng công nghiệp 4.0 như công nghệ thông tin, thiết kế các software, tự động hóa trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số…
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhận định: Kinh tế tư nhân đang nói lên không chỉ là động lực quan trọng của nền kinh tế và đặc biệt đang đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Cụ thể: Nhận thức xã hội về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân vẫn còn thiên kiến và có phần sai lệch (làm giàu chủ yếu từ đất, nhờ quan hệ thân hữu, lừa lọc và kinh doanh phi pháp, cạnh tranh không lành mạnh…); Quản lý nhà nước vẫn thiên về kiểm soát, nên có xu hướng ban hành nhiều quy định. Tình trạng “rừng luật và luật rừng” đang đẩy doanh nghiệp tư nhân rơi vào tình trạng “không thể không vi phạm pháp luật” khi kinh doanh (vi phạm không cố ý), nên đối mặt với quá nhiều rủi ro thể chế; doanh nghiệp quy mô càng lớn, kinh doanh càng đa ngành thì nguy cơ rủi ro nói trên càng lớn; trong nhiều trường hợp, nếu không có “bảo trợ” thì rất khó vượt qua. Và cả rủi ro truyền thông kết hợp với rủi ro thể chế nói trên, tạo thành rủi ro, gây thiệt hại quá lớn cho các doanh nghiệp liên quan. Chính hai rủi ro và bất định nói trên làm cho doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
Tương lai phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam
Ông Đình Cung cho biết phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP.
Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Dự cảm cá nhân về môi trường kinh doanh và kinh tế tư nhân Việt Nam đến năm 2025 và đến năm 2035
Ở Hội nghị phát triển kinh tế lần này, ông Đình Cung đã nêu ra về các vấn đề phát triển trước mắt (đến 2025) sẽ là giai đoạn khó khăn, vì: Môi trường bên ngoài không thuận lợi; Tiếp cận vốn và nguồn lực khác vẫn khó, khó hơn trước, và với chi phí rất cao. Tiếp cận đất đai có thể ngày càng khó khăn hơn đối với phần lớn các doanh nghiệp; Thuế và phí có thể vẫn cao và gia tăng thêm; Các rào cản đối với kinh doanh, đã bãi bỏ, có thể được phục hồi dưới hình thức khác; tăng gánh nặng chi phí tuân thủ; Thanh tra, kiểm tra có thể gia tăng, nhất là thanh tra đột xuất…
Tuy nhiên dù khó khăn nhưng kinh tế vẫn tiếp tục mở rộng và phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động (vì sức sống tự thân và mãnh liệt của kinh tế tư nhân). Cụ thể: Chuyển đổi số và áp dụng các mô hình kinh doanh mới; Các ngành dịch vụ sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng; Nhưng nhiều dự án hạ tầng, khu đô thị lớn có thể bị đình hoãn. Chính vì những điều đó, hy vọng thực sự có đột phá về tư duy và cải cách, phát triển kinh tế tư nhân sau năm 2025.
Dương Kiều Diễm